CÁCH XƯNG HÔ DÀNH CHO NGƯỜI ĐỨNG CÚNG LỄ
Trong văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam, việc cúng tế trong các dịp lễ tết, giỗ kị diễn ra thường xuyên. Hầu như mỗi nhà đều có vài ngày giỗ quan trọng trong năm. Vì vậy, nghi lễ cúng tế thường rất được người dân quan tâm và thành kính tuân thủ, nhằm biểu đạt sự kính ngưỡng với tiền nhân gia tiên, dòng họ.
Xưa kia, khoa cúng
tế trong gia đình được thực hiện rất cầu kỳ, với những bài cúng sử dụng văn ngôn
Hán Việt khiến nhiều người khó tiếp thu. Vì vậy văn khấn Nôm ra đời, nhằm bình
dân hóa chuyện cúng tế gia đình, khiến việc khấn cầu trở nên đơn giản nhưng cũng
không giảm đi sự thành kính đối với tổ tiên. Tuy dùng văn Nôm đã trở nên phổ biến.
Nhưng những cách xưng hô giữa người chủ lễ với vong linh trong các buổi cúng tế
vẫn sử dụng Hán Việt. Nhằm giúp độc giả dễ tiếp cận với phương thức xưng hô đặc
trưng này, dưới đây là bảng liệt kê giữa người đứng lễ tự xưng mình với vong
linh các bậc gia tiên tiền tổ.
Click vào hình để phóng to. |
Để có cái nhìn đầy
đủ về tất cả các mối quan hệ trong gia đình, xin tham khảo phần dưới đây:
Kị ông, Kị bà: Cao
tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ.
Chút: Huyền
tôn.
Cụ ông, Cụ bà (Ông cố, bà cố): Tằng
tổ khảo, Tằng tổ tỷ.
Chắt: Tằng
tôn.
Ông nội, bà nội: Nội
tổ phụ, Nội tổ mẫu.
Cháu nội: Nội
tôn.
Ông nội, bà nội chết rồi thì
xưng: Tổ khảo, Tổ tỷ.
Cháu xưng là: Nội
tôn.
Con trai của Đích thê (Vợ chính
thức, vợ cả) xưng là: Đích tử.
Con trai lớn tuổi nhất xưng
là: Trưởng
tử.
Con trai lớn tuổi nhất và là
con trai của Đích thê xưng là: Đích trưởng tử.
Cháu trai của Đích thê (tức
các con trai của các Đích tử) xưng là: Đích tôn: (cháu nội).
Cháu trai lớn tuổi nhất xưng
là: Trưởng
tôn: (cháu nội).
Đích trưởng tử của Đích trưởng
tử xưng là : Đích trưởng tôn: (cháu nội).
Ông ngoại, bà ngoại: Ngoại
tổ phụ, Ngoại tổ mẫu: (cũng gọi là ngoại công, ngoại bà).
Ông ngoại, bà ngoại chết rồi
thì xưng: Ngoại tổ khảo, Ngoại tổ tỷ.
Cháu ngoại: Ngoại
tôn.
Ông nội vợ, bà nội vợ: Nhạc
tổ phụ, Nhạc tổ mẫu.
Ông nội vợ, bà nội vợ chết rồi
thì xưng: Nhạc tổ khảo, Nhạc tổ tỷ.
Cháu nội rể: Tôn
nữ tế.
Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển
khảo, Hiển tỷ.
Cha chết rồi thì con tự xưng
là: Cô
tử (con trai), Cô nữ (con gái).
Mẹ chết rồi thì con tự xưng
là: Ai
tử (con trai), Ai nữ (con gái).
Cha mẹ đều chết hết thì con tự
xưng là: Cô ai tử, Cô ai nữ.
Cha ruột: Phụ
thân.
Cha ghẻ: Kế
phụ.
Cha nuôi: Dưỡng
phụ.
Cha đỡ đầu: Nghĩa
phụ.
Con trai lớn: Trưởng
nam.
Con gái lớn: Trưởng
nữ.
Con kế: Thứ
nam, Thứ nữ.
Con út: Trai:
Út nam. Gái: Út nữ.
Con duy nhất, con một: Trai:
Quý nam. Gái: Ái nữ.
Mẹ ruột: Sinh
mẫu, Từ mẫu
Mẹ ghẻ: Kế
mẫu: Con của bà vợ nhỏ gọi vợ lớn của cha là Đích mẫu, mẫu thân
Mẹ nuôi: Dưỡng
mẫu.
Mẹ có chồng khác: Giá
mẫu.
Mẹ nhỏ, tức vợ bé của cha: Di
nương.
Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất
mẫu.
Bà vú: Nhũ
mẫu.
Chú, bác vợ: Thúc
nhạc, Bá nhạc.
Cháu rể: Điệt
nữ tế.
Chú, bác ruột: Thúc
phụ, Bá phụ.
Vợ của chú :
Thím, Thẩm.
Cháu của chú và bác, tự
xưng là nội điệt.
Cha chồng: Công
công.
Mẹ chồng: Bà
bà.
Dâu lớn: Trưởng
tức.
Dâu thứ: Thứ
tức.
Dâu út: Quý
tức.
Cha vợ (sống):
Nhạc phụ, (chết): Hiển nhạc khảo.
Mẹ vợ (sống):
Nhạc mẫu, (chết): Hiển nhạc tỷ.
Rể: Tế.
Chị, em gái của cha, ta gọi
bằng cô: Thân cô, Cô mẫu, Cô cô
Ta tự xưng là: Nội
điệt, Nữ: Điệt nữ
Chồng của cô: Dượng:
Cô trượng, Tôn trượng, Cô phụ
Chồng của dì: Dượng:
Di trượng, Biểu trượng.
Cậu, mợ: Cựu
phụ, Cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.
Còn ta tự xưng là:
Sinh tôn.
Cậu vợ: Cựu
nhạc.
Cháu rể: Sinh
tế.
Vợ: Chuyết
kinh, vợ chết rồi: Tẩn.
Ta tự xưng:
Lương phu, Kiểu châm.
Vợ bé: Thứ
thê, trắc thất.
Vợ lớn: Chính
thất.
Vợ sau (vợ
chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.
Anh ruột: Bào
huynh.
Em trai: Bào
đệ, cũng gọi: Xá đệ.
Em gái: Bào
muội, cũng gọi: Xá muội
Chị ruột: Bào
tỷ.
Anh rể: Tỷ
trượng, Tỷ phu.
Em rể: Muội
trượng, muội phu còn gọi là: Khâm đệ.
Chị dâu: Tợ
phụ, Tẩu, hoặc Tẩu tử.
Em dâu: Đệ
phụ, Đệ tức.
Chị chồng: Đại
cô.
Em chồng: Tiểu
cô.
Anh chồng: Phu
huynh: Đại bá.
Em chồng: Phu
đệ, Tiểu thúc.
Chị vợ: Đại
di.
Em vợ (gái): Tiểu
di tử, Thê muội.
Anh vợ: Thê
huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.
Em vợ (trai): Thê
đệ, Tiểu cựu tử.
Con gái đã có chồng: Giá
nữ.
Con gái chưa có chồng: Sương
nữ.
Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp
tử.
Tớ trai:
Nghĩa bộc.
Tớ gái: Nghĩa
nô, Nô tì
Cha chết trước, sau ông nội chết,
tôn đích trưởng tử của đích trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích
trưởng tôn thừa trọng.
Cha và đích trưởng tôn chết
trước, sau ông nội chết, tôn con của đích trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích
tôn thừa trọng.
Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố
phụ, Cố mẫu; Đã chôn: Hiển khảo, Hiển tỷ.
Mới chết: Tử.
Đã chôn:
Vong.
Anh em chú bác ruột với cha
mình:
Đường bá, Đường thúc, Đường cô, mình tự xưng là: Đường tôn.
Anh em bạn với cha mình: Niên
bá, Quý thúc, Lệnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, Lệnh điệt.
Chú, bác của cha mình, mình
kêu:
Tổ bá, Tổ túc, Tổ cô.
Mình là cháu thì tự xưng là: Vân
tôn
Con riêng: Tư
sinh tử
Con rể: Hiền
tế
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St