THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI HỢP PHONG THỦY
Giếng
trời (thiên tỉnh) trong kiến trúc nhà ở hiện đại ngày càng được ưa chuộng và ứng
dụng rộng rãi bởi tính mỹ thuật và giúp cho ngôi nhà thông thoáng, đón được ánh
sáng tự nhiên và phân bổ chúng cho các tầng.
Trong thiết kế nội thất, thông thường các kiến trúc sư vẫn kết hợp giếng trời với tiểu cảnh hoặc bể cá để tạo cho không gian nơi đây một điểm nhấn ấn tượng. Với sự kết hợp này sẽ cho ta một cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn, yêu quý ngôi nhà của mình hơn.
Tuy nhiên, trong cái nhìn theo thuật Phong thủy thì việc đặt giếng trời ở đâu là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tài lộc trong nhà, vì vậy cần phải xem xét bố cục Phong thủy kỹ càng trước khi tiến hành thiết kế.
Về
mặt Phong thủy thì giếng trời nên đặt tại vị trí có hướng tinh Vượng khí, Sinh
khí và Tiến khí chiếu tới, như vậy sẽ thúc đẩy và thu nạp được nguồn Vượng khí
này, đặt giếng trời ở những vị trí đó sẽ làm cho Vượng khí đắc địa, rất tốt cho
tài chính của gia đình.
Không nên đặt tại những nơi có hướng tinh Suy khí chiếu tới, vì như vậy sẽ làm cho Suy khí đắc địa, nạp khí xấu vào nhà nên sẽ dẫn đến phá tài.
Ngoài ra cũng không nên đặt giếng trời tại nơi có sơn tinh là Vượng khí, Sinh khí hoặc Tiến khí chiếu tới.
Những nơi sơn tinh đương vượng rất nên cao ráo, vững chắc để thuận lợi cho nhân đinh, sức khỏe. Nếu ta đặt giếng trời tại những vị trí này sẽ làm cho sơn tinh hạ thủy, phá đi cục Đinh khí thì sức khỏe trong nhà sẽ có chiều hướng suy giảm, bệnh tật khởi phát.
Lấy ví dụ nhà tọa Tốn hướng Càn, lập trong vận 8.
Không nên đặt tại những nơi có hướng tinh Suy khí chiếu tới, vì như vậy sẽ làm cho Suy khí đắc địa, nạp khí xấu vào nhà nên sẽ dẫn đến phá tài.
Ngoài ra cũng không nên đặt giếng trời tại nơi có sơn tinh là Vượng khí, Sinh khí hoặc Tiến khí chiếu tới.
Những nơi sơn tinh đương vượng rất nên cao ráo, vững chắc để thuận lợi cho nhân đinh, sức khỏe. Nếu ta đặt giếng trời tại những vị trí này sẽ làm cho sơn tinh hạ thủy, phá đi cục Đinh khí thì sức khỏe trong nhà sẽ có chiều hướng suy giảm, bệnh tật khởi phát.
Lấy ví dụ nhà tọa Tốn hướng Càn, lập trong vận 8.
Nhà
này được cách cục Châu bảo nên tài lộc và nhân đinh đại phát. Tuy nhiên đến vận
9 thì hướng tinh nhập tù, tài chính trong vận đó đại bại, vì vậy giếng trời nên
đặt ở trung tâm của ngôi nhà. Ở đó có Sinh khí chiếu tới nên trong vận 8 vẫn
giúp thúc đẩy tài vận, khi bước qua vận 9 Vượng khí nhập tù nhưng nhờ có giếng
trời đặt tại trung cung nên nhập tù mà như không nhập, vẫn phát tài trong 20
năm của vận 9.
Ở phương tọa của ngôi nhà (hướng đông nam) có sơn tinh Vượng khí, hướng đông 90 độ có sơn tinh Sinh khí và hướng tây nam 225 độ có sơn tinh Tiến khí chiếu tới. Ba vị trí này không thể đặt giếng trời, phạm phải sẽ rất bất lợi về nhân đinh, sức khỏe.
Ngoài ra, hướng nam có Sát khí ngũ hoàng chiếu tới nên vị trí này cũng đại kị đặt giếng trời. Phạm phải không những tiền bạc hao tán mà còn phát sinh bệnh tật hoặc tai nạn.
Như vậy ta có thể thấy rằng việc đặt giếng trời chỉ thích hợp ở những nơi có hướng tinh đương vượng chiếu tới, còn lại những hướng khác đều hung. Đặt đúng cách thì chiêu tài tiến bảo, đặt sai cách thì giếng trời thành sát thủy, chủ về tài chính hao tán, sức khỏe suy giảm vậy.
Ở phương tọa của ngôi nhà (hướng đông nam) có sơn tinh Vượng khí, hướng đông 90 độ có sơn tinh Sinh khí và hướng tây nam 225 độ có sơn tinh Tiến khí chiếu tới. Ba vị trí này không thể đặt giếng trời, phạm phải sẽ rất bất lợi về nhân đinh, sức khỏe.
Ngoài ra, hướng nam có Sát khí ngũ hoàng chiếu tới nên vị trí này cũng đại kị đặt giếng trời. Phạm phải không những tiền bạc hao tán mà còn phát sinh bệnh tật hoặc tai nạn.
Như vậy ta có thể thấy rằng việc đặt giếng trời chỉ thích hợp ở những nơi có hướng tinh đương vượng chiếu tới, còn lại những hướng khác đều hung. Đặt đúng cách thì chiêu tài tiến bảo, đặt sai cách thì giếng trời thành sát thủy, chủ về tài chính hao tán, sức khỏe suy giảm vậy.
LƯỢNG THIÊN XÍCH