NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA THIÊN MÃ

“Khu yếu lịch” nói rằng: Thiên mã là ngựa trạm để cưỡi của trời. Ngày này nên trao chức cho công khanh, chọn người hiền lương, ban bố chính sự, đi xa đánh giặc.

Học giả Lý Đỉnh Tộ thời nhà Đường nói rằng: Thiên mã, tháng giêng khởi ở Ngọ, thuận hành sáu thời dương.

Còn ông Tào Chấn Khuê là Kinh Dịch gia thời Tống nói rằng: Thiên mã, thể sáu dương của Càn. “Dịch” nói rằng: Càn là Mã vậy.



Xét thấy, quẻ Càn nạp Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất vào. Thiên mã thì tháng tư, tháng mười tại Tý. Tháng tư là quẻ Càn, còn tháng mười nguyệt kiến là Hợi, lại là cung Càn. Càn là Ngọ, là Mã vậy.
Có người nói rằng: Ngọ là Thần ngựa tổ, Dần Thân là đường đi. Ngọ khởi ở Dần, thuận hành sáu thời dương, thì Thân lại được Ngọ nên mượn hình tượng mã để dùng vậy.

Lượng Thiên Xích chú giải: “Tịch quái của mười hai tháng cho thấy rằng, tháng giêng là tháng tam dương, tượng quẻ Địa thiên thái, bởi vậy mỗi dịp tết Nguyên Đán, khởi đầu tháng giêng thường chúc nhau Tam dương khai thái, vạn tượng canh tân là vì vậy. Cứ sau mỗi tháng thì hào dương lại tiến lên một bậc, như:

Tháng hai là quẻ Lôi thiên đại tráng
Tháng ba là quẻ Trạch thiên quải
Tháng tư là quẻ Bát thuần càn. Càn có tượng là con ngựa (Mã), sơ hào của quẻ Càn khởi ở Tý. Bởi vậy lấy Tý là Thiên mã của tháng tư (Tháng Tị) là vì vậy. Thuận hành sáu thời dương thì Tý lại tiến về cung Hợi, mà Hợi lại nằm ở cung Càn.

Còn như lý Dần Thân là đường đi, lấy Ngọ khởi ở Dần, thuận hành theo sáu thời dương, tức là theo thứ tự Lục thần của quẻ Càn để tìm Thiên mã thì cũng tương thông với lý ở trên. Tuy nhiên cũng phải nói rõ thêm là “Thiên mã” ở đây khác với lý luận của “Dịch mã”. Môn Tử vi dùng tên “Thiên mã” để an vào lá số, thực tế là nghĩa lý của “Dịch mã” vậy.”


LƯỢNG THIÊN XÍCH

Bài đăng phổ biến